Những rủi ro khi vệ sinh nệm cao su tại nhà và cách làm an toàn nhất
Vệ sinh nệm cao su thế nào để không làm ảnh hưởng đến cấu trúc, độ bền của nệm. Nếu không hiểu rõ cách vệ sinh nệm đúng, nệm sẽ bị các tác động tiêu cực không hề mong muốn. Vì thế, bạn cần biết cách vệ sinh nệm cao su tại nhà đúng cách và an toàn nhất.
Bao lâu nên vệ sinh nệm cao su một lần?
Đối với nệm cao su thì nên vệ sinh ít nhất 1-2 lần trong năm bằng biện pháp kỹ càng cho toàn bộ nệm. Hàng tháng hoặc 1-2 tháng một lần, bạn nên dọn dẹp, lau dọn, hút bụi xung quanh nệm để hạn chế tối đa vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi.
Khi nệm cao su có các vết bẩn như bị ố vàng, dính máu, dính đồ uống, nước tiểu.. thì cần phải vệ sinh nệm ngay lập tức. Có như thế mới tránh được sự ảnh hưởng tiêu cực của các chất bẩn lên bề mặt và cấu trúc bên trong của nệm.
Những rủi ro khi tự vệ sinh nệm cao su tại nhà?
Vệ sinh nệm cao su là việc nên làm. Tuy nhiên, khi mà bạn không biết cách vệ sinh nệm đúng và an toàn thì có thể đem đến các rủi ro khác nhau.
Rủi ro đầu tiên khi tự vệ sinh nệm tại nhà khi chưa biết cách chính là có thể làm vệ sinh sai cách, ảnh hưởng đến kết cấu toàn bộ nệm. Nhiều người cứ nghĩ dùng nước là làm sạch được nệm nên dùng nước xịt lên toàn bộ nệm cao su để vệ sinh. Cách giặt nệm cao su này có thể khiến nệm cao su của bạn trở thành khối cao su “vô dụng”. Nệm ngấm quá nhiều nước sẽ rất khó phục hồi lại chất lượng.
Thêm vào đó, nhiều người sử dụng cách sấy, làm nóng để làm khô nệm cao su. Lúc này, nệm cao su không bị hư toàn bộ mà bị hư hỏng cục bộ tại nơi bị hơ nhiệt. Về lâu dài, nệm sẽ bị rão, sụt lún từ nơi bị tác động nhiệt. Tuổi thọ của nệm cao su sẽ bị giảm nhanh chóng.
Ngoài ra, mỗi vết bẩn trên nệm có cách xử lý khác nhau, nếu không biết cách thì sẽ không xử lý triệt để. Ví dụ như tẩy vết nước tiểu còn đọng lại mùi hôi, không sạch hết. Về lâu dài các ổ nấm mốc, vi khuẩn sẽ phát triển mạnh mẽ hơn, khiến nệm càng khó làm sạch hơn.
Bạn không chỉ vệ sinh nệm không sạch mà còn khiến tốn kém thêm nhiều chi phí bảo dưỡng hay là thay thế nệm cao su mới khi không biết cách. Thiệt hại cả về thời gian, tiền bạc và công sức bỏ ra mà nệm thì hư hỏng, không còn êm ái như trước nữa.
Cách vệ sinh nệm cao su tại nhà đúng và an toàn
Nhìn chung, biết được hướng dẫn vệ sinh nệm cao su tại nhà đúng và an toàn là then chốt để làm sạch nệm và bảo vệ nệm cao su lâu dài. Bạn hãy nắm kỹ các bước sau để vệ sinh nệm cao su hiệu quả nhất.
Bước 1: Xử lý nệm trước khi vệ sinh
Trước khi vệ sinh đệm cao su, hãy lấy tất cả vật dụng như gối ôm, gối nằm, gấu,.. ra khỏi giường. Tháo ga nệm, áo nệm để giặt riêng bằng xà phòng bằng tay hoặc cho vào máy giặt
Dùng một cây gậy đập nhẹ vào nệm để bụi bẩn rơi ra. Sau đó, dùng khăn khô giặt bằng nước ấm, vắt ráo toàn bộ nước. Lấy khăn lau sạch toàn bộ bụi trên nệm.
Bước 2: Tiến hành vệ sinh nệm cao su
Cách vệ sinh nệm cao su đúng là sẽ áp dụng tẩy sạch các vết bẩn với biện pháp phù hợp. Mỗi loại vết bẩn sẽ có cách xử lý khác nhau để đảm bảo hiệu quả thật sự.
– Vết bẩn thông thường
Pha loãng dung dịch nước rửa chén với nước. Rồi dùng vòi xịt phun dung dịch lên vết bẩn. Để trong vòng 5-10 phút rồi dùng khăn sạch để thấm liên tục lên khu vực vết bẩn. Đến khi thấy dung dịch thừa đã ngấm hết thì dùng khăn lau lại một lần.
– Các vết bẩn khó trị như vết ố vàng, vết mốc, vết máu, nước tiểu trẻ em
Sẽ có nhiều cách khác nhau để loại bỏ các vết bẩn cứng đầu như ố vàng, mốc, vết máu hay nước tiểu. Nhưng cách tẩy nệm cao su áp dụng tốt nhất mà nhiều người dùng là sử dụng baking soda.
Với baking soda, pha loãng bột với nước rồi dùng khăn thấm dung dịch chà sát lên nệm. Dùng bàn chải mềm chà thêm vài lần để loại bỏ vết bẩn hiệu quả hơn. Để khoảng 10 phút thì lau sạch lại bằng khăn bông.
Hoặc bạn có thể dùng oxy già hoặc các chất tẩy rửa chuyên dụng để vệ sinh. Thấm dung dịch bằng khăn sạch, sau đó thoa lên khu vực vết bẩn, chà nhẹ nhàng đến khi các vết bẩn bị loại bỏ. Lau sạch lại bằng khăn đã thấm nước
– Vệ sinh toàn bộ nệm cao su
Sau khi tẩy các vết bẩn cục bộ, bạn dùng khăn bông lớn thấm nước ấm rồi vắt thật khô. Tiếp đến trải khăn đã thấm nước lên bề mặt nệm. Dùng gậy để đập nhẹ nhàng lên bề mặt nệm. Bụi bẩn sâu trong nệm sẽ thấm vào khăn thấm nước hiệu quả.
Thực hiện thao tác này vài lần đến khi không thấy bụi bẩn bám vào khăn nữa. Tiếp đến dùng khăn bông thấm nước sạch, vắt ráo rồi lau lên toàn bộ bề mặt của nệm. Đây là cách để đảm bảo không còn bụi còn trên bề mặt nệm.
Bước 3: Dùng máy hút bụi vệ sinh tổng thể nệm
Đến đây, bạn dùng máy hút bụi để lấy hết bụi bẩn nhỏ, vi khuẩn bên trong nệm. Dùng máy hút bụi còn giúp lấy đi hết các cặn bột baking soda, các tồn dư chất tẩy rửa còn trong nệm.
Đối với những khu vực có lỗ thông hơi, máy hút bụi không hút tới, hãy lật nệm xuống, dùng gậy đập để bụi bật ra. Sau đó, tiếp tục dùng máy hút bụi để hút sạch bề mặt nệm thêm 2-3 lần nữa.
Bước 4: Nhỏ tinh dầu thơm, tạo mùi hương sau khi giặt nệm
Khi giặt nệm cao su xong bạn nên nhỏ vài giọt tinh dầu thơm như bạc hà, oải hương, tràm trà chanh sả.. Cách này vừa khử mùi vừa tạo mùi thơm dễ chịu cho nệm.
Để mùi lưu lại lâu hơn bạn có thể pha tinh dầu cùng một ít nước. Cho hỗn hợp vào bình xịt rồi xịt đều lên nệm. Làm như thế sẽ giúp mùi lan tỏa đều và có thể lan tỏa ra cả không gian phòng ngủ.
Bước 5: Để nệm khô tự nhiên
Khi vệ sinh xong, bạn mang nệm để phơi nơi khô thoáng, có gió nhẹ. Tuyệt đối không phơi dưới nắng mặt trời trực tiếp. Có thể để khô tự nhiên hoặc dùng quạt để phơi nhanh hơn. Đảm bảo nệm phơi khô hoàn toàn rồi mới đem vào sử dụng.
Những rủi ro khi vệ sinh nệm cao su tại nhà và cách làm an toàn nhất đã được bật mí. Vệ sinh nệm cao su giờ là việc khá đơn giản và nhẹ nhàng với bạn. Nếu cần hỗ trợ thêm thông tin về nệm, cách vệ sinh cùng các sản phẩm dùng cho phòng ngủ như chăn ga gối, quý khách có thể liên hệ Forever. Chúng tôi sẽ tư vấn hết mình và tận tâm nhất!