Tin tức

Nệm cao su có thấm nước không? Xử lý nệm cao su bị ướt như thế nào?

Nệm là vật dụng không thể thiếu trong gia đình. Trong quá trình sử dụng thì không thể tránh những lúc bị thấm nước. Nhưng nhiều người cho rằng sử dụng nệm cao su hoàn toàn không thấm nước vì kết cấu của nó rất đặc. Vậy thực tế nệm cao su có thấm nước không? Nếu có thì cách xử lý tốt nhất như thế nào?

Nệm cao su có thấm nước không?

Như đã nói trên, có các thông tin cho rằng nệm cao su hoàn toàn không thấm nước, bởi nó có kết cấu rất đặc. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn sai. Nệm cao su tự nhiên hay nệm cao su nhân tạo đều có kết cấu đặc nhưng trên bề mặt có hàng ngàn lỗ thông khí cực nhỏ. Bề mặt của nệm cao su trông đặc, dẻo dai nhưng lại rất thoáng khí, mát mẻ.

Vì thế, khi bị đổ nước lên nệm thì nước hoàn toàn có thể thấm vào. Tuy nhiên, tốc độ thấm nước của nệm cao su sẽ không nhanh như nệm lò xo hay bông ép. Dù là thấm nước không nhanh nhưng khi nệm cao su thấm nước sẽ đem đến nhiều hệ lụy về sau, ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình sử dụng nệm lâu dài.

Điều gì sẽ xảy ra khi nệm cao su bị ướt?

Nệm cao su hoàn toàn có thể bị thấm nước. Nếu xử lý tình trạng nệm bị ướt không tốt thì nước sẽ tác động tiêu cực đến nệm một cách đa chiều.

Dễ sinh nấm mốc, tích tụ vi khuẩn

Nệm cao su bị ướt xử lý không tốt thì nước sẽ ngấm vào trong kết cấu của nệm. Lúc này, nấm mốc, vi khuẩn có môi trường tốt để sinh sôi. Về lâu dài, sử dụng nệm bạn sẽ thấy có mùi hôi, mùi hắc rất khó chịu. Tiếp xúc với nấm mốc lâu dài có thể gây ra các vấn đề sức khỏe rất nghiêm trọng, đặc biệt là người bị dị ứng.

Nệm cao su bị ướt xử lý không tốt thì nấm mốc, vi khuẩn sinh sôi
Nệm cao su bị ướt xử lý không tốt thì nấm mốc, vi khuẩn sinh sôi

Giảm tuổi thọ của nệm

Nhìn chung, phần nệm bị ướt có thể sẽ tự khô nếu bạn xử lý không kịp thời. Tuy nhiên, nó không khô hoàn toàn mà thấm sâu xuống bề mặt của nệm cao su. Lúc này phần kết cấu bên trong của nệm đã bị tác động tiêu cực, nó mềm, xốp hơn. Khi sử dụng, quá trình cử động sẽ làm phần nệm bị ướt nhanh chóng xuống cấp, khiến nệm dễ bị hư, giảm tuổi thọ của nệm.

Tiềm ẩn các nguy cơ gây bệnh

Nấm mốc, vi khuẩn tích tụ lâu dài sẽ là tác động cực kỳ xấu đến sức khỏe. Lượng hơi ẩm còn sót lại trong nệm cũng có thể thoát ra, làm ảnh hưởng đến da, hệ hô hấp của người dùng. Vì thế, nệm cao su bị ướt sẽ là một nơi tiềm ẩn các vi khuẩn, chất độc hại gây tác động tiêu cực với sức khỏe.

Nguy cơ bị dị ứng khi sử dụng nệm bị thấm nước lâu ngày
Nguy cơ bị dị ứng khi sử dụng nệm bị thấm nước lâu ngày

Nệm rão, dễ sụt lún

Phần nệm cao su bị ướt thật sự sẽ nhanh chóng hư hỏng, biến dạng. Điều này sẽ làm cho toàn bộ nệm bị rão dần, xuất phát từ nơi thấm nước vào. Phần bị thấm nước sẽ lõm xuống, sụt lún. Lúc này nó sẽ kéo theo những khu vực khác của nệm sụt lún theo.

Cách xử lý khi nệm cao su bị ướt

Hiểu được các tác động với nệm xảy ra khi bị ướt, thấm nước thì bạn cần phải nhanh chóng xử lý chỗ thấm nước của nệm cao su ngay. Chủ quan sẽ làm ảnh hưởng lâu dài đến quá trình sử dụng nệm.

Tháo và giặt ga giường

Khi nệm bị ướt do đổ nước, bé tè dầm,. thì bạn cần tháo ga giường và đem đi giặt. Thực hiện thao tác này nhanh chóng để có thể xử lý phần bị ướt hiệu quả nhất.

Khi nệm bị ướt cần tháo ga giường và đem đi giặt
Khi nệm bị ướt cần tháo ga giường và đem đi giặt

Dùng khăn khô hoặc khăn giấy thấm bớt nước trên nệm

Khi đã tháo ga giường, bạn cần dùng khăn khô hoặc là khăn giấy mỏng thấm nước trên nệm. Dùng tay ấn nhẹ để nước thấm ngược vào khăn. Chà sát và ấn nhẹ nhàng để có thể thấm càng nhiều nước càng tốt. Có thể đổi khăn, thực hiện đến khi nào khăn không còn thấm thêm nước được.

Dùng khăn khô hoặc là khăn giấy mỏng thấm nước trên nệm
Dùng khăn khô hoặc là khăn giấy mỏng thấm nước trên nệm

Đổ phấn em bé hoặc baking soda lên chỗ thấm nước

Sau đó, đổ phấn rôm em bé hoặc baking soda lên chỗ bị thấm nước. Nếu đó là vết nước tè dầm của bé thì chỉ nên sử dụng baking soda. Đợi trong 20-30 phút.

Đổ phấn rôm hoặc baking soda lên chỗ bị thấm nước
Đổ phấn rôm hoặc baking soda lên chỗ bị thấm nước

Sử dụng máy hút bụi, hút sạch phấn (baking soda) và hơi nước

Sau thời gian chờ đợi, dùng máy hút bụi để hút hết lượng phấn, baking soda và hơi nước còn thừa trong nệm. Tuyệt đối không dùng máy sấy, máy hút nóng,… để thực hiện sấy khô nệm. Tác động nhiệt sẽ làm nệm cao su bị hư hỏng nhanh chóng.

Dùng máy hút bụi để hút hết lượng phấn, baking soda và hơi nước còn thừa trong nệm.
Dùng máy hút bụi để hút hết lượng phấn, baking soda và hơi nước còn thừa trong nệm.

Phơi nệm

Hoàn thành hết các bước trên, bạn dựng nệm lên, phơi nệm dưới không gian thoáng mát, không có ánh nắng trực tiếp. Có thể bật quạt để nệm nhanh khô hơn.

Nệm cao su có thấm nước không? Xử lý nệm cao su bị ướt như thế nào? Thông tin trên đã được bật mí rõ ràng cho bạn. Hãy lưu ý xử lý triệt để vết thấm nước ở nệm cao su để bảo vệ tuổi thọ của nệm. Để sử dụng nệm cao su lâu dài, bạn có thể sử dụng thêm đệm cotton bảo vệ nệm để giảm thiểu tối đa tình trạng nệm thấm nước khi sử dụng. Hoặc nếu có nhu cầu tìm hiểu nhiều hơn về các dòng nệm, cách bảo quản nệm thì quý khách có thể liên hệ Forever. Chúng tôi sẵn sàng tư vấn, hướng dẫn quý khách có được nệm tốt, sử dụng lâu dài và bền bỉ.

Mai Anh

Tôi là một biên tập viên nội dung tại Forever Bedding, Tôi chuyên chia sẻ các kiến thức và tư vấn mua sắm chăn ga gối đệm, và trang trí phòng ngủ cho nhiều gia đình. Hãy liên hệ tôi ngay hôm nay để được tư vấn sớm nhất.

Related Articles

Để lại một bình luận

Back to top button